GIẢI PHÁP VIỄN THÔNG

1)IBS (Inbuilding Solution) là gì?IBS là giải pháp thiết kế nâng cao trong tòa nhà, cải thiện chất lượng phủ sóng di độngnhằm duy trì ổn định cuộc gọi của những thuê bao trong trong môi trường tòa nhà caotầng .

2)Cấu trúc của một IBSHệ thống inbuilding bao gồm 3 phần chính là: nguồn tín hiệu, hệ thống phân phối tín hiệuvà phần tử bức xạ. Trong đó hệ thống phân phối tín hiệu là điểm khác biệt điển hình giữahệ thống inbuilding so với hệ thống mạng BTS outdoor macro thông thường.

a)Nguồn tín hiệu- Để phủ sóng cho inbuilding ta có thể dùng: Nguồn tín hiệu bằng trạm outdoor:Đây là giải pháp đơn giản nhất để cung cấp vùng phủ cho các toà nhà với tín hiệu từ cáctrạm macro bên ngoài toà nhà. Giải pháp này được khuyến nghị nếu lưu lượng trong tòanhà không cao, hoặc chủ tòa nhà không cho phép lắp đặt thiết bị và đi cáp trong tòa nhàhoặc việc triển khai giải pháp dành riêng cho nó không kinh tế. Khi đó vùng phủ đượccung cấp bằng cách:- Tín hiệu sẽ thâm nhập vào toà nhà từ bên ngoài. Điều này chỉ thực hiện được đối vớicác tòa nhà có khoảng hở lớn đối với bên ngoài hoặc ít tường, cửa sổ kim loại.- Đặt BTS trên các tòa nhà xung quanh và hướng anten tới tòa nhà cần phủ. Khi đó khôngcần đến hệ thống phân phối tín hiệu nữa và phần tử bức xạ chính là anten của trạm BTSoutdoor macro đó.Ưu điểm của giải pháp này là chi phí thấp, không mất nhiều thời gian trong triển khai, cóthể phủ cả ngoài nhà (outdoor) và trong nhà (indoor). Nhược điểm của giải pháp này làvùng phủ hạn chế, tốc độ bit thấp đối với các dịch vụ dữ liệu, dung lượng thấp và chấtlượng không thể chấp nhận được ở một số phần trong toà nhà. Suy hao tăng dần khi tầnsố càng cao, do vậy khó cung cấp vùng phủ cho toà nhà mức tín hiệu tốt. Suy hao có thểkhắc phục bằng cách tăng công suất từ các trạm outdoor nhưng nhiễu sẽ tăng. Việc thiết kế tần số gặp nhiều khó khăn do quỹ tần số hạn hẹp (nhất là đối với các nhà khai thácchia sẻ chung băng tần GSM). Ngoài cách phủ sóng inbuilding bằng trạm outdoor ta có thể sử dụng trạm lặp (repeater)làm nguồn vô tuyến cung cấp cho hệ thống phân phối. Khi đó vùng phủ của trạm outdoor hiện có được mở rộng. Nhưng giải pháp này ít được sử dụng trong thực tế vì cường độ tínhiệu, chất lượng, sự ổn định, dung lượng phụ thuộc vào trạm BTS donor và việc thiết kếcho trạm lặp (quỹ đường truyền, mức độ cách ly 2 hướng) mặc dù giá thành thấp, triểnkhai nhanh, dễ dàng.Vì có nhiều nhược điểm nói trên nên trên thực tế rất ít nhà cung cấp dịch vụ di động sửdụng giải pháp này, trừ trường hợp bất khả kháng. Nguồn tín hiệu bằng trạm indoor dành riêng:Giải pháp này có thể tăng thêm dung lượng cho những vùng indoor yêu cầu lưu lượngcao. Vấn đề chính ở đây là cung cấp dung lượng yêu cầu trong khi vẫn đảm bảo vùng phủtốt của toà nhà mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của mạng BTS outdoor macro. Vì vậy giải pháp này được các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng chủ yếukhông chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực: Singapo (hãng Singtel),Malaysia (hãng Digi)…Ưu điểm: nguồn tín hiệu donor ổn định, mức tín hiệu tốt, mở rộng dung lượng hệ thốngdễ dàng. Nhược điểm: giá thành cao, yêu cầu phải có cách bố trí tần số/kênh cụ thể vàxây dựng hệ thống truyền dẫn đảm bảo tính mỹ thuật. b) Hệ thống phân phối tín hiệu- Hệ thống phân phối tín hiệu có nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ nguồn cung cấp đi đếncác anten hoặc phần tử bức xạ khác và được phân loại thành:Hệ thống thụ động:Hệ thống thụ động là hệ thống anten được phân phối bằng cáp đồng trục và các phần tửthụ động. Đây là giải pháp phổ biến nhất cho các khu vực phủ sóng inbuilding không quárộng, có đặc điểm:- Trạm gốc được dành riêng cho toà nhà. Tín hiệu vô tuyến từ trạm gốc được phân phốiqua hệ thống đến các anten. Vùng phủ cho toà nhà được giới hạn đồng thời không làmảnh hưởng đến chất lượng mạng BTS outdoor macro. Nhưng yêu cầu kỹ sư thiết kế phảitính toán quỹ đường truyền cẩn thận vì mức công suất ở mỗi anten phụ thuộc vào sự tổnhao mà các thiết bị thụ động được sử dụng, đặc biệt là chiều dài cáp.- Các thiết bị chính gồm: cáp đồng trục, bộ chia (splitter/tapper), bộ lọc (filter), bộ kếthợp (combiner), anten.Hệ thống chủ động:Hệ thống chủ động là hệ thống anten phân phối sử dụng cáp quang và các thành phần chủđộng (bộ khuếch đại công suất). Việc sử dụng cáp quang từ BTS tới khối điều khiển từ xacó thể mở rộng tới từng vị trí anten riêng lẻ bằng cách: tín hiệu RF từ BTS được chuyểnđổi thành tín hiệu quang rồi truyền đến và được biến đổi ngược lại thành tín hiệu RF tạikhối điều khiển từ xa trước khi được phân phối tới một hệ thống cáp đồng nhỏ. Ngoài ra,hệ thống còn sử dụng các thiết bị khác trong việc phân phối tín hiệu: Hub quang chính,cáp quang, Hub mở rộng, khối anten từ xa.c) Phần tử bức xạ- Phần tử bức xạ có nhiệm vụ biến đổi năng lượng tín hiệu điện thành sóng điện từ phát ra ngoài không gian và ngược lại. Do hệ thống inbuilding được sử dụng ở những khu vực cóvùng phủ sóng đặc biệt như đã nói ở trên nên đối với từng công trình cụ thể đòi hỏi phảicó phần tử bức xạ thích hợp. Cụ thể:Anten: sử dụng thích hợp với những vùng phủ có khuynh hướng hình tròn hoặc hình chữnhật. Đó là vì anten cho vùng phủ sóng không đồng đều, việc tính quỹ đường truyền phụthuộc nhiều vào cấu trúc của toà nhà. Có 2 loại anten thường được sử dụng là anten vôhướng (omni) và anten có hướng (yagi). Anten vô hướng có tính thẩm mỹ, nhỏ gọn dễlắp đặt nên có thể kết hợp hài hoà với môi trường trong toà nhà, còn anten có hướng cóđộ tăng ích cao thích hợp khi phủ sóng trong thang máy.Cáp rò: Đặc điểm của cáp rò (còn gọi là cáp tán xạ) là có cường độ tín hiệu đồng đều theomột trục chính nên thường được dùng cho các vùng phủ phục vụ kéo dài đặc biệt như:hành lang dài, xe điện ngầm, đường hầm…

3) Sơ đồ hệ thống- Một hệ thống IBS có sơ đồ như sau:BTS —>Hybrid Combiner (hoặc POI) —>Feeder —>Amplifier—->Feeder—->AntenTín hiệu từ trạm BTS sẽ được cho qua bộ ghép kết hợp+Bộ ghép kết hợp( Hybrid Combiner ): Có tác dụng kết hợp từ 2 nhà khai thác mạngdùng chung một hệ thống.+ Đối với những tòa nhà lớn phải dùng Amlifier để khếch đại tín hiệu (đồng nghĩa vớiviệc nếu Amplifier không tốt sẽ khếch đại cả nhiễu).+ Sau khi qua Feeder cable sẽ dẫn đến hệ thống anten ở các tầng của tòa nhà.

4) Lợi ích khi sử dụng hệ thống Inbuilding- Phủ sóng toàn bộ tòa nhà để các thuê bao có thể thực hiện cuộc gọi không bị giãn đoạn.- Tối ưu hóa thiết kế về kinh phí thiết bị sử dụng và khả năng phủ sóng.- Tránh phủ sóng ra ngoài phạm vi tòa nhà để giảm thiểu khả năng nghẽn mạng ngoài ýmuốn.- Hệ thống In Building là một hệ thống độc lập không phụ thuộc vào hệ thống outdoor  bên ngoài nên việc sử dụng hệ thống này bảo đảm tính bền vững ổn định chất lượng vùng phủ sóng cho tòa nhà

– Hệ thống có khả năng tích hợp tất cả các mạng đang sử dụng trên toàn quốc như cùngmột lúc có thể dùng chung các mạng như Vinaphone, Mobifone,Viettel…trên một hệthống Inbuilding đã lắp trước, có khả năng linh hoạt thay đổi cấu hình, nâng cấp cấu hình bảo dưỡng mạng

5) Các thiết bịtích cực vàthụđộng được sử dụng trong hệ thống- BTS, Micro BTS.- Antenna: omni, sector , yagi.- Feeder cable: 1/2”, 7/8”- Coupler

 

– Connector – Power Splitter: 1 in 2 out, 1 in 3 out, 1 in 4 out.- Jumper Wire- Combiner – Attenuator – Termination Loads- Line Amplifier – Repeater